Cách điều trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà
Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh thường gặp hầu hết ở phụ nữ trưởng thành. Bệnh này gây ra nhiều triệu chứng nhức mỏi, phù chân, các tĩnh mạch nổi rõ trên da gây mất thẩm mỹ. Để làm giảm các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau tại nhà mà không hề tốn nhiều chi phí.
Những thói quen sinh hoạt không tốt như ngồi lâu hoặc hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch hoặc cải thiện các triệu chứng, bạn cần thực hiện một vài bài tập thể dục đơn giản và ăn nhiều thực phẩm giàu Flavonoid. Sau đây là một vài phương pháp “điều trị suy giãn tĩnh mạch chân” bạn có thể tham khảo và áp dụng thực hiện ngay tại nhà.
1Các bài tập thể dục tại nhà tốt cho người giãn tĩnh mạch chân
Bài tập Buerger Allen
Buerget Allen là bài tập giúp cải thiện lưu thông máu đến chân, các động tác này được thực hiện đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Hầu hết các bác sĩ phục hồi chức năng thường hướng dẫn bài tập này cho các bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân giúp lưu thông máu tốt hơn và hạn chế biến chứng bệnh.
Cách thực hiện (10-12 lần/ngày)
Bước 1: Nằm trên giường và đưa hai chân lên cao (nên có một vật đỡ phía dưới chân để thực hiện dễ dàng hơn).
Bước 2: Giữ nguyên vị trí cho đến khi hai chân chuyển thành màu trắng nhợt nhạt.
Bước 3: Ngồi dậy và thả lỏng hai chân xuống đến khi màu sắc chân hồng hào trở lại.
Bước 4: Nằm xuống lại và chân duỗi thẳng.
Bài tập nhón gót chân
Thực hiện nhón gót chân sẽ giúp máu được lưu thông dễ dàng, kích thích sự trao đổi, tuần hoàn máu, thư giãn cơ bắp của toàn cơ thể và nhất là bàn chân, từ đó ngăn ngừa chứng sưng phù chân của bệnh giãn tĩnh mạch. Đặc biệt, đối với bệnh nhân là nhân viên văn phòng phải thường xuyên đứng hoặc ngồi một chỗ làm việc liên tục 7-8 tiếng mỗi ngày rất dễ mắc phải suy giãn tĩnh mạch. Thì với bài tập nhón gót chân, bạn có thể thực hiện hằng ngày ở bất cứ đâu dù là ở công ty hay tại nhà mà không mất quá nhiêu thời gian
Cách thực hiện (15-20 lần/ngày)
Bước 1: Đứng tư thế bình thường.
Bước 2: Nhón gót chân lên, dồn trọng lực cơ thể vào các ngón chân khi đứng.
Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong vòng 15 nhịp đếm.
Bước 4: Hạ gót chân xuống, trở về tư thế đứng cũ.
Massage chân nhẹ nhàng
Sau một ngày làm việc phải đứng hoặc ngồi nhiều khiến các cơ bắp ở chân bị căng và đau nhức. Lúc đó, bạn hãy dồn lực vào lòng bàn tay xoa bóp chân nhẹ nhàng từ gót chân đến đùi trong vòng 10-20 phút, kèm theo tinh dầu sẽ giúp chân lưu thông, tuần hoàn máu tốt hơn, giảm tình trạng đau nhức. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý thêm khi nghỉ ngơi hoặc khi ngủ, nên nâng chân cao hơn tim để tạo điều kiện lưu thông máu trong tĩnh mạch ở chân nhé.
2Sử dụng tất y khoa dành cho người giãn tĩnh mạch
Nếu bạn bị suy giãn tĩnh mạch, bạn nên mang tất y khoa trước khi thức dậy vào buổi sáng. Lúc này, độ co giãn của tất phải đảm bảo ôm sát chân, không bị rút khi mặc. Điều đó gúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân và khiến các tĩnh mạch không bị giãn nở thêm. Tất y khoa nên được mang mọi lúc, ngay cả khi tập thể dục hoặc đi bộ. Đặc biệt nếu bạn ngồi một chỗ hoặc đứng trong thời gian dài hãy nhớ đeo tất và khuyên bạn nên mang tất y khoa cho đến khi đi ngủ.
3Chế độ ăn uống cho người giãn tĩnh mạch chân
Ngoài thực hiện các bài tập vật lý đơn giản để cải thiện tuần hoàn máu, người mắc phải căn bệnh này cũng cần một chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung nhiều thực phẩm giàu các loại vitamin C, E như cam, ổi, hạt óc chó , hạt dẻ… để tăng độ bền tĩnh mạch và mao mạch, ngăn ngừa vỡ tĩnh mạch. Không chỉ thế, người bệnh cần ăn những thực phẩm chứa Flavonoid có nhiều trong rau xanh có màu sậm như rau diếp cá, cải xoong,… Đó là yếu tố cần thiết giúp người bệnh giãn tĩnh mạch hấp thụ tốt vitamin C nâng cao sức bền cho thành mạch. Hãy kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với các bài tập thể dụng hằng ngày sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà sẽ không cho bạn kết quả ngay lập tức mà cần thời gian lâu dài để thấy được. Bổ sung chất dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên và áp dụng những phương pháp trên có thể giúp bạn cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, khuyên bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xem xét và điều trị thích hợp.