Học ít mà đậu cao
Qua 14 năm thực hiện, chương trình “Tiếp sức đến trường” do báo Tuổi trẻ tổ chức, nhãn hàng OTiV bổ não đồng hành đã trao học bổng cho hàng chục nghìn tân sinh viên ở 63 tỉnh thành trên cả nước. Đây đều là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng lại thi đỗ cao vào các trường đại học, cao đẳng.
Trên các phương tiện truyền thông, hình ảnh thường thấy của các em trong mùa thi đó là vẫn chăm chỉ làm việc phụ giúp gia đình, ngay cả khi ngày thi cận kề.
Em Trần Văn Lâm (thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi, đạt 24,2 điểm, thi đỗ vào trường Đại học Kinh tế TP.HCM) là một ví dụ điển hình. Trong suốt mùa thi, mỗi ngày em phải làm nhiều việc như đan võng, cào don, phụ quán cơm… để kiếm tiền lo cho mẹ bị bệnh. Sáng sớm cũng là lúc đầu óc minh mẫn nhất, Lâm mới tranh thủ vài tiếng đồng hồ ôn thi.
Trường hợp khác là em Đặng Văn Thiệt (thôn Đoàn Kết 1, xã Buôn Triết, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, đạt 25,7 điểm, thi đỗ ngành chuyên gia đa khoa Trường ĐH Tây nguyên). Thiệt sống cùng với cha già gần 80 tuổi và 1 người chị bị mắc chứng bệnh thần kinh. Ngoài giờ đến lớp, Thiệt phải túc trực chăm sóc cho cha và chị. Không có nhiều thời gian để ôn thi, Thiệt tranh thủ lúc ngơi việc, mở sách ra học với một tinh thần tập trung cao độ. Với cách học như vậy, chỉ cần 2–3 tiếng/ngày vẫn hiệu quả.
Cần những giờ ôn thi chất lượng hơn là suốt ngày ngồi vào bàn học nhưng trong tình trạng căng thẳng, thiếu tập trung
Không chỉ các em có gia đình khó khăn như Lâm và Thiệt trong chương trình Tiếp sức đến trường, thực tế cho thấy rất nhiều bạn hoc sinh – sinh viên khác cũng thi đỗ điểm cao dù các em không học “bù đầu bù cổ”. . Thời gian học bài ở nhà của các em rất ít nhưng các em biết cách làm cho những giờ học đó đạt kết quả cao nhất, kết hợp thư giãn, vui chơi, nghỉ ngơi tái tạo năng lượng và sức khỏe, sự tập trung, ghi nhớ cho não.
Bí quyết học nhanh, nhớ lâu của những học sinh hàng top
Bí quyết chung để đạt được kết quả thi tốt của các em là sự tập trung cao độ, giữ tinh thần tỉnh táo trong quá trình học, ôn thi. Không cần phải mất thật nhiều thời gian ngồi vào bàn học, dù chỉ 2-3 tiếng/ngày nhưng đó phải là những giờ học, giờ ôn thật sự chất lượng. Có như vậy, kiến thức mới dễ dung nạp, được ghi nhớ lâu và linh hoạt khi được sử dụng.
Thời gian làm việc, phụ giúp công việc gia đình mặc dù vất vả nhưng đó cũng chính là lúc để các em thư giãn đầu óc, giảm áp lực nạp kiến thức mới cho não. Theo các nhà khoa học, nếu được nghỉ ngơi, bộ não sẽ xây dựng con đường mới, tăng cao khả năng học hỏi và cải thiện trí nhớ. Điều này góp phần lý giải vì sao các em có vận động thể chất, hoạt động lao động sau giờ học thì có thể ghi nhớ bài học nhanh hơn và nhớ lâu hơn.
Theo PGS-TS Vũ Anh Nhị – Chủ tịch Hội Thần kinh học TP. HCM, đối với những trường hợp học sinh vào mùa thi cử nhiều áp lực, ngoài phương pháp học tập khoa học cần cân đối nghỉ ngơi, vận động. Tuy nhiên nếu không vì áp lực cuộc sống khó khăn, thường các em sẽ được gia đình ưu tiên tập trung việc học nhưng lại vô tình gây nhiều áp lực về thành tích thi cử, khiến các em có thể “mệt mỏi về tinh thần” nhiều hơn các bạn.
Trong trường hợp này, cần quan tâm đúng cách từ phía cha mẹ đó là có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh nhồi nhét con ăn uống, không gây áp lực quá đáng mà cần xác định năng lực của con để động viên khuyến khích con một cách phù hợp; có chế độ chăm sóc tốt cho não bộ, như bổ sung tinh chất thiên nhiên có tác dụng chống gốc tự do, tăng cường máu đến não, tăng cường hoạt động não hiệu quả. Có như vậy, các em sẽ ghi nhớ dễ dàng hơn, nhớ lâu và tư duy linh hoạt hơn, đồng thời não bộ được cung cấp các dinh dưỡng chuyên biệt cũng sẽ tỉnh táo, giảm căng thẳng… từ đó giúp các em học thi hiệu quả, đạt kết quả tốt hơn.
Dưỡng chất mà não cần đặc biệt trong những giai đoạn ôn thi, làm việc căng thẳng đó là Anthocyanin và Pterostilbene được chiết xuất từ Blueberry có trong OTiV, có khả năng trung hòa các gốc tự do, bảo vệ hệ thống mạch máu và hàng tỷ tế bào thần kinh của não bộ.